Header Ads

Làm thế nào để mua và sử dụng máy đo đường huyết chuẩn nhất?

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng đã tăng gấp 2 lần. Số người mắc bệnh được dự đoán sẽ tiếp tục tăng, chiếm 7,7% dân số vào năm 2045. Chính vì thế, trang bị một chiếc máy đo đường huyết cho gia đình là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh này. Để chọn mua và sử dụng máy đo đường huyết tốt là điều không hề dễ dàng. Với những chia sẻ trong bài viết này, hy vọng bạn sẽ biết cách lựa chọn sản phẩm phù hợp và chất lượng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Kinh nghiệm chọn mua và sử dụng máy đo đường huyết

1. Xem xét giá máy đo đường huyết

Ngoài việc tìm hiểu mua máy đo đường huyết loại nào tốt thì mức giá là điều khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi trăn trở. Hiện nay, trên thị trường, bạn rất dễ tìm mua các loại máy đo đường huyết khác nhau với nhiều mức giá từ vài trăm nghìn cho đến hơn chục triệu. Nhưng mua loại mắc có thật sự cần thiết và loại rẻ có đảm bảo chất lượng? 

Lời khuyên dành cho bạn là hãy lựa chọn phân khúc bình dân để có thể cân bằng chi phí và hiệu suất của máy. Các loại máy đo đường huyết có giá khoảng từ 400k đến 2 triệu sẽ là phù hợp nhất. Vì sản phẩm ở phân khúc giá này đã có thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản khi đo đường huyết.

2. Kiểu dáng và thiết kế

Tiếp theo là về thiết kế, bạn hãy chọn những chiếc máy nhỏ gọn, dễ dàng cầm nắm tạo sự thuận tiện trong quá trình sử dụng. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến chất lượng màn hình hiển thị. Các loại màn hình LCD hiển thị các thông số rõ ràng, dễ quan sát sẽ giúp những người cao tuổi thị lực giảm sút vẫn sử dụng được.

Màn hình các chỉ số rõ ràng giúp bất kỳ ai đều sử dụng được (Ảnh: chonhangchuan2.com)
Màn hình các chỉ số rõ ràng giúp bất kỳ ai đều sử dụng được (Ảnh: chonhangchuan2.com)

3. Lựa chọn loại que thử đường huyết

Nếu bạn muốn biết máy đo đường huyết nào tốt thì hãy chú ý đến que thử. Bộ phận này thường có thiết kế hình chữ nhật dài. Tùy vào từng loại máy mà kích thước của chúng to/nhỏ, dài/ngắn khác nhau. Hiện nay, trên thị trường chia que thử đường huyết thành hai loại: có cài code và không cài code.

Trong đó, que thử không cài code với ưu điểm về tính linh hoạt, cảm biến cực kì nhanh chóng nhờ công nghệ tiên tiến đã và đang được ưa chuộng hơn. Hầu hết các dòng máy đời mới đều trang bị que thử loại này.

4. Chế độ bảo hành

Các loại máy đo đường huyết trên thị trường hiện nay có thời gian bảo hành khá tốt lên đến 5 năm, thậm chí có những mẫu còn được bảo hành trọn đời.

Vì vậy, khi chọn mua, bạn hãy chọn lựa những sản phẩm máy đo đường huyết chính hãng của các thương hiệu nổi tiếng như Omron, Johnson & Johnson, Terumo, Uright, Medisana, Microlife, Rossmax, Medisafe, Optium, Beurer… để được hưởng chế độ tốt nhất.

Máy đo đường huyết là thiết bị y tế cần thiết cho mọi gia đình (Ảnh: beinnutri.com)
Máy đo đường huyết là thiết bị y tế cần thiết cho mọi gia đình (Ảnh: beinnutri.com)

Cách sử dụng máy đo đường huyết hiệu quả tại nhà 

Nếu bạn không thể đến trực tiếp bệnh viện hay trạm y tế để xét nghiệm thì hoàn toàn có thể sử dụng máy đo đường huyết tại nhà theo các bước sau: 

Bộ dụng cụ và phụ kiện đi kèm của máy đo đường huyết (Ảnh: bbraun)
Bộ dụng cụ và phụ kiện đi kèm của máy đo đường huyết (Ảnh: bbraun)

Bước 1: Tùy từng loại máy sẽ có những dụng cụ và phụ kiện đi kèm khác nhau nhưng hầu hết sẽ bao gồm:

  • Hộp đựng que lấy máu
  • Hộp kim
  • Bút bắt kim
  • Máy đo đường huyết
  • Hộp đựng các miếng cồn
  • Nước ấm và xà phòng rửa tay trước và sau khi đo đường huyết.

Bước 2: Rửa sạch tay bằng xà phòng thật kỹ để diệt khuẩn, sau đó lau khô bằng khăn sạch trước khi tiến hành lấy máu.

Bước 3: Vặn ngược chiều kim đồng hồ đầu bút bắt kim để mở ra. Có một vài loại bạn chỉ cần giật mạnh ra là được (không phải vặn). 

Tiếp theo, lắp kim lấy máu vào ống bút. Chú ý khi nào kim chạm vào đáy bút lấy máu thì mới được. Sau đó, bạn vặn bỏ đầu bọc bằng nhựa của kim. Cuối cùng, bạn lắp đầu bút lấy máu vào trở lại, vặn theo chiều kim đồng hồ.

Bước 4: Tiến hành lấy máu. Tùy vào độ dày mỏng của da mà bạn chọn điều chỉnh độ sâu của kim sao cho phù hợp. Trong đó, mức 1, 2 (da mỏng), mức 3 (da trung bình) và mức 4,5 (da dày).

Tiếp theo đó bạn lên cò bút bằng cách kéo phần cuối bút nghe thấy tiếng “bíp” là được.

Sau đó, cắm que thử máu vào máy đo máy sẽ tự khởi động và nhận diện hiện số code trên máy. Hãy kiểm tra để chắc chắn rằng số code hiện trên máy trùng với số code ghi trên hộp que. Nếu 2 số này không khớp nhau thì không tiến hành đo và liên hệ nhà cung cấp.

Đặc biệt, để lấy máu nhanh và không đau, bạn nên xoa nhẹ đầu ngón tay cho máu chạy về. Sau đó đặt đầu ngón tay cần lấy máu áp sát đầu bút lấy máu. Tiếp đó, bạn ấn nút để kim lấy máu đâm nhẹ vào dưới da và rút lại ngay lập tức. Cuối cùng, nặn cho máu ra chừng 1 giọt.

Cách lấy máu khi thử đường huyết (Ảnh: beinnutri.com)
Cách lấy máu khi thử đường huyết (Ảnh: beinnutri.com)

Bước 5: Bạn cho máu chạm nhẹ vào que thử, khi đầu hút đủ, máy sẽ phát ra tiếng “bíp” bạn chỉ cần ngồi chờ đợi kết quả.

Bước 6: Tiến hành quan sát, so sánh kết quả với bảng chỉ số.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích cho bạn khi lựa chọn máy thử đường huyết. Bạn đừng quên ghé vào Shopee để sở hữu sản phẩm giá tốt và chất lượng nhé!

Được tạo bởi Blogger.